Biện pháp thi công chống thấm chân tường nhà, tường nhà vệ sinh

Thứ bảy - 22/05/2021 09:43
Biện pháp thi công chống thấm chân tường, tường nhà vệ sinh hay nhất. Chống thấm tường nhà hiệu quả 100% độ bền lên đến 10 - 20 năm không sợ thấm dột quay trở lại.

Hiện tượng ẩm mốc ở nhà ở, hay công trình hiện nay diễn ra khá nhiều. Chính vì thế việc chống thấm ngay giai đoạn thi công để tránh xảy ra phiền hà cũng như rắc rối cho gia chủ là vô cùng cần thiết. Vậy dụng vật liệu gì hay cách chống thấm nào cho phù hợp. Hãy cùng tham khảo bài viết về biện pháp thi công chống thấm chân tường dưới đây nhé!

Biện pháp thi công chống thấm chân tường

Vật liệu chống thấm sân trường tốt nhất hiện nay

Sika chống thấm chân tường

Nếu vị trí chân tường nhà thấm nước đã lâu mà chưa được xử lý thì sẽ dễ dàng nhận thấy nấm mốc hình thành và phát triển. Rong rêu sẽ tồn tại và sinh trưởng nhanh chóng và xuất hiện nhiều vết nứt trên bề mặt tường. Với trường hợp này nên sử dụng chống thấm Sika. Việc sử dụng phương pháp này mặc dù đơn giản nhưng lại mang lại hiệu quả rất cao so với khả năng chống thấm nước và chống ẩm mốc lâu dài.

Cùng với những tính năng phù hợp với mọi công trình xây dựng khác nhau. Sản phẩm sẽ đáp ứng tốt nhu cầu chống thấm, rò rỉ nước ở nhiều vị trí khác nhau như chân tường.

Keo chống thấm chân tường nhà

Keo chống thấm có vai trò nhất định trong nhiều hạng mục khác nhau như thi công, sửa chữa và còn nâng cấp cho công trình.Với loại keo này sẽ giúp cho việc chống thấm nước rất hiệu quả cho ngôi nhà.

Dòng keo này thực sự là một loại keo tốt và đa năng khi tương thích với nhiều loại vật liệu khác nhau. Loại keo này đều mang lại hiệu quả tốt dù ở gạch đá tự nhiên, bề mặt bê tông, xi măng,...

Bởi chính sự tiện lợi cũng như dễ thi công, giá thành lại không quá cao thậm chí còn có thể tự làm và khả năng kháng nước thì vô cùng hiệu quả.

Keo chống thấm chân tường

Biện pháp thi công chống thấm chân tường truyền thống

Đã có nhiều cách giải quyết khác nhau để xử lý vấn đề chống thấm chân tường khiến cho nhiều người cảm thấy lúng túng và khó khăn khi phải lựa chọn phương pháp phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp về cách chống ngấm nước cho chân tường kiểu truyền thống.

Sử dụng gạch ốp tường, giấy dán tường

Cách này không những chống thấm được mà có có tác dụng trang trí cho nhà. Tuy nhiên, dù được nhiều người lựa chọn sử dụng nhưng các chuyên gia xây dựng lại cho rằng đây là một phương pháp quá sai lầm. Đó chính là khi sử dụng phương pháp này sẽ làm một đoạn tường có kẽ hở do ẩm từ nước nên tường nhanh hỏng hơn. Chính vì thế, không nên áp dụng phương pháp này chống thống cho chân tường nhà mình.

Tương tự giống như gạch ốp tường thì việc dán giấy cũng chỉ là một biện pháp tạm thời và không mang lại hiệu quả về lâu dài. Cách này chỉ phù hợp với công trình ở tạm mà thôi.

Sử dụng gạch chống thấm chân tường

Giằng chống thấm chân tường

Giằng chống thấm chân tường là một bước khá quan trọng. Với công đoạn này sẽ giúp ngôi nhà của bạn hạn chế những hiện tượng ngấm ẩm về sau. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ áp dụng được khi đang xây dựng. Giằng tường chính là sử dụng lớp bê tông hoặc bê tông cốt thép để có thể liên kết các đỉnh tường của tầng nhà.

Tác dụng của việc giằng tường chống thấm chính là giúp góp phần phân bổ đều tải trọng từ bề mặt sàn xuống phía tường. Việc giằng tường sẽ làm tăng thêm độ cứng cùng với việc làm giảm sự biến dạng cho bề mặt sàn.

Với giằng tường không liền khối với sàn, việc giằng chống thấm còn góp phần chống lún đất, giúp gia tăng độ cứng cho công trình. Góp phần tăng cường chống chịu được các sự cố trọng tải lớn như động đất. Tuy nhiên biện pháp nên lại không hiệu quả cao khi vị trí nhà trên nền đất yếu.
 

Giằng chống thâm chân tường

Quy trình chống thấm chân tường bằng Sika

Với tường nhà đã bị xuống cấp nặng, hiện tượng hư hỏng xảy ra, bề mặt ẩm thấp, các lớp gạch xây bị bong tróc lớp bên ngoài, rêu mốc phủ đầy thì việc đầu tiên nên làm đó chính là đục bỏ, róc hết tất cả lớp vữa tô trát đã hỏng bên ngoài.

1. Tiến hành chống thấm Sikalite: đây là một dưỡng chất dạng lỏng chế tạo sẵn được dùng ngay để bôi trám cho các mao dẫn và các lỗ hổng trong bê tông.
  • Tiến hành vệ sinh bề mặt tường sạch sẽ, phun ẩm bề mặt, thi công lớp vữa xi măng - cát đen có trộn phụ gia chống thấm sikalite lên bề mặt tường.

Định mức Sikalite từ 1%-2% pha vào nước theo khối lượng của xi măng. Trộn đều hỗn hợp trước khi cho vào hỗn hợp khô xi măng - cát để tạo vữa và tô trát tường.

  • Trộn hỗn hợp 1 -2 % Sikalite với tỉ lệ theo trọng lượng của xi măng vào vữa. Sau khi trộn như thế này hỗn hợp sẽ có độ sệt và có thể thi công bằng bay.
  • Tiến hành Thi công lớp vữa trát Sikalite khi lớp hồ dầu kết nối bằng Sika Latex vẫn còn ướt để đạt hiệu quả.

Tạo hồ dầu kết nối vữa mới/ cũ bằng 1 lít Latex + 1 lít nước sạch + 4Kg xi măng:

  • Khi thi công, mỗi lớp vữa nên có độ dày từ 2-8cm, và hoàn thiện bằng một lớp xoa mặt bằng bay để tạo độ láng cho bề mặt.
  • Sau 4-5 giờ bạn có thể thi công lớp thứ hai sau khi lớp thứ nhất đã đông.
làm sạch chân tường

2. Chống thấm bề mặt bằng vữa chống thấm một thành phần Sikatop Seal - 1 C VN. Sản phẩm khi pha trộn với nước, khi quá trình thủy hóa kết thúc sẽ tạo thành một hỗn hợp vữa có độ sệt, dùng để thi công chống thấm trên bề mặt. Nó còn chống lại sự thẩm thấu của nước, những nơi có áp lực thấp sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

Chống thấm pha nước sikatop seal 1C Vn với thùng có khối lượng 25 Kg:

Định mức sikatop seal 1CVN: ~ 2Kg/m² đến 3Kg/m² tùy theo từng loại bề mặt cũng như tùy theo yêu cầu chống thấm của từng công trình khác nhau. Thực hiện trộn theo tỷ lệ Nước : Bột Sika 1C VN

  • Theo trọng lượng 20% - 22%
  • Theo thể tích 5 - 5.5 lít nước sạch cho thùng 25 kg

Thi công vữa chống thấm Sika Seal -1C VN lên bề mặt tường đã vệ sinh sạch sẽ bằng chổi quét , lu lăn sơn hoặc bằng bay trát.

  • Có thể tiến hành thi công 2 lớp để đạt hiệu quả cao hơn
  • Thực hiện vệ sinh, làm sạch bề mặt lớp thứ nhất khi đã khô. Sau đó mới thi công lớp chống thấm SikaTop Seal-1C VN tiếp theo.
  • Thời gian để chờ thi công giữa 2 lớp là khoảng một ngày.

Thực hiện bảo vệ tường phòng tránh gặp mưa hay va đập mạnh gây biến dạng bề mặt của lớp chống thấm.

Sơn chống thấm sikatop 1C cho tường ở phía ngoài ngôi nhà.

Chống thấm tường nhà bằng Sikagard 905W:

Sử dụng Sikagard dạng lỏng được pha với nước cho những bề mặt tường bằng thạch cao, vữa trát, gạch hoặc ốp đá bị thấm nhẹ để chống thấm ngừa rêu mốc trên tường và tăng độ cứng của vật liệu nhé.

  • Làm sạch tất cả các lớp phủ đã hư hỏng do hút ẩm như sơn đã cũ, bề mặt gạch đá.
  • Bóc giấy dán tường, loại bỏ hoàn toàn vết bẩn, nấm mốc, vi khuẩn trên bề mặt.
  • Bề mặt tường cần được xử lý khô thoáng sạch sẽ trước khi chống thấm

Phun trực tiếp Sikagard 905w chống thấm tường nhà.

Pha vật liệu với nước sạch theo định mức sikagard 905 từ 3m2 - 5m2 hết 1 lít cho 1 lớp và chỉ cần thi công một lần.

  • Bạn cần ít nhất 4 tiếng là thời gian khô tại 200C, khi lớp đầu đã khô ta tiến hành sơn lớp kế tiếp.
  • Đối với bề mặt khá rỗng thì nên thi công hai lớp để tăng hiệu quả.
  • Thi công sơn hoặc dán giấy tường trực tiếp lên lớp Sikagard 905W đã khô.

Trên đây là những thông tin về Biện pháp thi công chống thấm chân tường mà chúng tôi cung cấp đến các bạn. Hi vọng với những thông tin này, quý khách hàng sẽ chọn được cho mình một sản phẩm cùng với phương pháp phù hợp.

Tác giả bài viết: Châu Thái

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

--
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây